Các bạn đã từng nghe nhiều về hệ điều hành trên các thiết bị điện tử như: Laptop, điện thoại,… Vậy nó là gì và có vai trò quan trọng như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
1.Hệ điều hành là gì?

Hệ điều hành (tiếng Anh: Operating System – viết tắt: OS) dùng để quản lí, kết nối các thiết bị phần cứng và tài nguyên phần mềm của thiết bị điện tử.
Có vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính. Không có hệ điều hành, máy tính sẽ không sử dụng được.
2.Các loại Hệ Điều hành
A. Hệ điều hành dành cho máy tính
Được thiết kế để sử dụng trên những thiết bị như: Máy tính để bàn, laptop,… Bên dưới là các hệ điều hành máy tính sử dụng hệ điều hành sử dụng GUI (giao diện đồ họa) thường gặp.
-
Hệ điều hành Windows

Được phát hành đầu tiên vào năm 1980 bởi Microsoft, trãi qua nhiều phiên bản và gần đây nhất là Windows 10 (ra mắt vào 2015) được cài sẵn trên hầu hết cái máy tính. Ở thời điểm hiện tại, Windows hiện là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới.
- Ưu điểm: Phổ biến, dễ sử dụng, tính ổn định cao và có đầy đủ tính năng để phục vụ cho công việc cũng như giải trí.
- Nhược điểm: Có tính phí, bạn cần phải mua bản quyền để sử dụng.
-
Hệ điều hành MacOS

Trước đây MacOS còn có tên là OS X, được tạo ra bởi hãng Apple và được cài sẵn trên tất cả các máy tính của hãng.
- Ưu điểm: Giao diện đẹp, được cài sẵn ở tất cả máy tính của Apple bán ra và không tốn phí.
- Nhược điểm: Vì số người sử dụng macOS chưa nhiều nên có những phần mềm chưa được phát hành cho hệ điều hành này.
-
Hệ điều hành Linux

Là một hệ điều hành mở, có nghĩa là bạn có thể tự chỉnh sửa, làm bất cứ điều gì trên hệ điều hành này. Linux là hệ điều hành không tốn phí.
- Ưu điểm: Miễn phí.
- Nhược điểm: Rất ít người sử dụng, tính bảo mật không cao, giao diện có phần cổ điển.
B. Hệ điều hành dành cho thiết bị di động
Được thiết kế dành cho những thiết bị như: Điện thoại di động, máy tính bảng,… Mục đích chủ yếu dành cho nhu cầu giải trí, liên lạc,… nên không có đầy đủ những tính năng như hệ điều hành cho máy tính. Những hệ điều hành dành cho thiết bị di động phổ biến như:
-
Hệ điều hành Android

Được phát triển bởi công ty Android Inc và được Google mua lại vào năm 2005, Android là hệ điều hành trên thiết bị di dộng có số người được sử dụng nhiều nhất trên thế giới (chiếm 87,7% thị phần – năm 2017).
- Ưu điểm: Hệ điều hành mở, rất nhiều thiết bị di động điều sử dụng nên Android sở hữu kho ứng dụng khổng lồ, khả năng tùy biến cao, dễ dàng cài đặt lại thiết bị nếu như quên mật khẩu.
- Nhược điểm: Độ bảo mật của Android là khá cao nhưng sẽ không bằng nếu so sánh với iOS.
-
Hệ điều hành iOS

iOS là hệ điều hành chỉ có trên các thiết bị di động của Apple. Được ra mắt vào năm 2007, iOS đã tạo ra một cuộc cách mạng về công nghệ phần mềm. Được đánh giá khá cao về tính năng cũng như về độ ổn định của nó.
– Ưu điểm: Tính bảo mật cao, khả năng tối ưu phần mềm tốt, hiệu năng làm việc ổn định.
– Nhược điểm: Hệ điều hành chỉ dành cho các dòng điện thoại của Apple và không thể sử dụng trên các điện thoại khác, kho ứng dụng ít hơn so với Android.
3. So sánh hệ điều hành dành cho máy tính và hệ điều hành dành cho thiết bị di động.
Hệ điều hành trên hai nền tảng này cũng có sự khác nhau, nếu như hệ điều hành trên máy tính được sinh ra để đáp ứng thiên về nhu cầu công việc, thì ngược lại thiết bị di dộng sẽ tập trung chủ yếu về việc giải trí, liên lạc,… nhưng hiện nay hầu hết các hệ điều hành đang được nâng cấp và hầu như đều có thể đáp ứng toàn bộ các chức năng của nhau.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết.
Bài viết được chỉnh sửa bởi ngoaingutinhocthanglong.edu.vn.