Một số kỹ năng đứng lớp

A. Kỹ năng trình bày bảng.

Bảng là một trong những phương tiện không thể thiết đối với nhà giáo, nhưng không phải ai cũng sử dụng hiệu quả phương tiện nay, dưới đây là một số nguyên tắc khi trình bày bảng mà chúng ta cần lưu ý:

Image result for trình bày bảng đẹp

1. Trước khi viết bảng

  • Lập dàn ý nội dung viết chính xác.
  • Dự tính cách bố trí nội dung lên bảng (phần bảng vẽ hình, phần bảng ghi ví dụ minh họa, phần bản treo tranh…)

2. Viết bảng

  • Chữ viết, hình vẽ phải rõ ràng đủ để mọi người quan sát được.
  • Ghi bảng đẹp, gọn, tập trung và bám lấy trọng tâm.
    • Làm nổi bật tên bài và các đề mục
      • Tên bài: Ghi chữ in hoặc chữ thường cỡ chữ to…
      • Đề mục: gạch chân, viết đậm…, khi đánh đề mục thì mục nhỏ lùi sâu hơn so với mục lớn theo thứ tự: I > 1 > a > “–“ > “+” > “.”.
      • Đứng xa bảng (khoảng 20 cm) và đứng sang một bên để tận dụng được ánh sáng, đảm bảo người học
        dễ quan sát, ghi chép và giáo viên quan sát lại được người học (bao quát lớp).
      • Cầm phấn thoải mái, khi viết bảng xoay đầu phấn theo chiều kim đồng hồ để phấn mòn đều và các nét viết đều nhau.
  • Chú ý:
    • Nội dung ghi thống nhất với lời giảng.
    • Nói đến đâu ghi đến đấy, ghi chính xác tránh sai lầm.
    • Tránh viết tên đề mục quá dài và không nên viết tắt, nếu có viết tắt phải quy ước trước khi viết.

B. Kỹ năng đặt câu hỏi trong dạy học.

Vấn đáp trong dạy học là một phương pháp được sử dụng thường xuyên, giúp cho người học tích cực, chủ động trong quá trình dạy học, cũng như giúp giáo viên đánh giá mức độ nhận thức của người học, từ đó có định hướng điều chỉnh công tác giảng dạy một cách phù hợp, nâng cao hiệu quả dạy học.
Dưới đây là một vài lưu ý khi triển khai sử dụng phương pháp vấn đáp:
Image result for caau hoir

1. Mục đích

  • Thúc đẩy khả năng tư duy của người học.
  • Thách thức các ý tưởng hiện tại.
  • Thăm dò kiến thức người học, khẳng định vấn đề đã được người học hiểu rõ.
  • Thu hút người học, tạo ra không khí học tập sống động.

2. Các dạng câu hỏi

  • Câu hỏi đóng: Nội dung câu trả lời rõ ràng.
    Ví dụ: người sáng chế ra động cơ Diezen 4 kỳ là ai?
    Bản chất của phương pháp gia công đúc là gì?
  • Câu hỏi mở: ý trả lời thể hiện cảm tính, khả năng hiểu và lập luận của người học
    Ví dụ: Tại sao động cơ 4 kỳ lại tiết kiệm nhiên liệu hơn động cơ 2 kì?
    Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ (phần Công nghiệp)?

3. Trình tự vấn đáp

  • B1: Ra câu hỏi.
  • B2: Chờ vài giây suy nghĩ.
  • B3: Gọi người trả lời.
  • B4: Tìm kiếm sự nhất trí cho câu trả lời đúng.

4. Xử lí các câu trả lời

  • Trả lời đúng: Khen ngợi
  • Trả lời đúng một phần: Khẳng đinh phần đúng rồi đề nghị người khác bổ sung/ sửa phần không đúng.
  • Trả lời sai:
    • Ghi nhận đóng góp của người học, không phê bình.
    • Đề nghị người khác trả lời.
    • Không trả lời: Không làm to chuyện, hỏi một người học khác hoặc giảng lại rồi hỏi lại người học đó.

5. Ký thuật tác động làm rõ ý trả lời và khích lệ người học.

  • Khích lệ: “xin cứ tiếp tục…”
  • Chi tiết hóa: “Hãy cho tôi biết thêm…”
  • Làm rõ: “Ý bạn định nói gì với…”
  • Thách thức: “Nhưng nếu điều đó đúng thì điều gì sẽ…”
  • Bằng chứng: “Phải, nhưng áp dụng vào đây như thế nào…”
  • Ví dụ: “Cho tôi một ví dụ thực tế về…”

C. Kỹ năng mở đầu bài dạy (Dẫn nhập).

Mở đầu bài dạy (Dẫn nhập), là một trong các bước triển khai thực hiện một bài dạy. Vì vai trò “mở đầu” nên nó có thể ảnh hưởng đến suốt giờ học. Việc mở đầu bài tốt sẽ tạo cho người học có tâm thế tốt, có sự tích cực trong suốt bài dạy là một việc làm khó, yêu cầu người giám viên phải đầu tư và có kinh nghiệm.Dưới đây là một số kỹ năng dẫn nhập vào bài:

Image result for begin

1. Mục đích

  • Làm cho người học tập chung, chú ý, quan tâm và bước ban đầu tạo sự tích cực tham gia vào bài học.
  • Người học định hướng được mình sẽ học cái gì?

2. Các cách mở đầu bài dạy

2.1. Mở đầu trực tiếp

  • Khái quát lại bài học trước từ đó tạo mối liên hệ với bài mới và chỉ ra được tầm quan trọng của bài học trong chương.
  • Giới thiệu tên bài và mục tiêu cần đạt được.
  • Giới thiệu tên bài và mô tả những hoạt động sắp thực hiện.

2.2. Mở đầu gián tiếp

  • Nêu lên một sự kiện bất thường liên quan đến chủ đề bài dạy.
  • Đưa ra một vài con số thống kê, chiếu một đoạn phim hoặc kể một câu chuyện có liên quan.
  • Đặt một loạt câu hỏi vấn đáp (đó là những câu hỏi gắn với kinh nghiệm, nội dung đã học và nội dung liên quan tới bài mới hoặc đó là câu hỏi mang tính thách đố)
  • Đưa ra những bài toán nhỏ hoặc thí nghiệm liên quan đến nội dung bài học.

3. Yêu cầu và lưu ý đối với giáo viên

  • Mở đầu bài dạy ngắn gọn, xúc tích từ 3 đến 5 phút.
  • Thể hiện sự nhiệt tình, tạo sự gần gũi, thân thiện và sự hài hước đúng mực.
  • Nên đứng ở giữa lớp và gần với người học.

Tác giả bài viết: Phạm Ngọc Tú

Hotline: 028.3843.2849
Chat Zalo
Gọi điện ngay